Chắc hẳn bạn đã từng không ít lần chịu đựng cảnh một vòng tròn gồm 10 chấm tròn xoay vòng vòng bất tận khi đang xem giữa chừng một video yêu thích trên YouTube? Clip của bạn đang chạy thì tự nhiên dừng lại để buffer, hoặc đột ngột giảm mạnh độ phân giải xuống chỉ còn 240p hoặc 144p đến mức không thể xem được: đó là hiện tượng video buffering.
May thay, một nhóm các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã tìm ra được một giải pháp cho những khoảnh khắc buffering gây khó chịu cho hàng triệu người trên thế giới mỗi ngày. Bằng việc sử dụng machine learning, hệ thống Pensieve có thể tìm ra được thuật toán tối ưu nhất để áp dụng nhằm truyền tải video với chất lượng tốt nhất có thể, trong khi vẫn tránh được những quãng pause video để buffer, bất kể chất lượng đường truyền của người sử dụng thế nào.
" alt=""/>Bạn sẽ không gặp video buffering nữa với công nghệ mới nàyTheo Futurism, "Break Free" là ca khúc được phát hành trong album mới của Taryn Southern. Bài hát và toàn bộ album có sự góp mặt của một nghệ sĩ được biết đến với cái tên Amper, khác hẳn với cách ra mắt album nhạc thông thường hiện này có sự tham gia của rất nhiều người.
Amper là một nhà soạn nhạc (composer), nhà sản xuất (producer) và người biểu diễn (performer) trí tuệ nhân tạo. AI này đã được phát triển bởi một nhóm các nhạc sĩ chuyên nghiệp và các chuyên gia công nghệ. Đây là lần đầu tiên AI sáng tác và sản xuất toàn bộ một album âm nhạc. Album có tên IAMAI, được ra mắt vào ngày 21/8.
Drew Silverstein, một trong những người sáng lập ra Amper, đã giải thích rằng Amper không được thiết kế để hoạt động một cách độc lập, mà là để cộng tác với các nhạc sĩ con người: "Một trong những niềm tin cốt lõi của chúng tôi là tương lai của âm nhạc sẽ được tạo ra trong sự hợp tác giữa con người và AI. Chúng tôi tin rằng sự hợp tác này sẽ thúc đẩy tiến trình sáng tạo về phía trước".
Nhóm nghiên cứu lưu ý rằng, khác với những bài hát khác được phát hành bởi các nhà soạn nhạc AI, cấu trúc hợp âm và nhạc cụ của "Break Free" hoàn toàn là sản phẩm của Amper.
" alt=""/>Ra mắt album nhạc đầu tiên trên thế giới được AI sáng tác và sản xuấtĐây là giải thưởng chính thức do Ủy ban nhân dân Thành phố tổ chức thường niên từ năm 2008. Đối tượng tham gia là các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vục CNTT-TT hoặc có triển khai ứng dụng CNTT-TT.
Trong năm 2017, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tập trung chỉ đạo xây dựng và phê duyệt đề án “Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh trở thành thành phố thông minh giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2025” trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
Nội dung Đề án hướng đến phục vụ ba đối tượng chính của đô thị thông minh TP.HCM.
Thứ nhất, đôi với chính quyền thành phố, đô thị thông minh sẽ tập trung xây dựng chính quyền điện tử, đặt nền móng về kết nối chia sẻ thông tin dữ liệu để gia tăng hiệu quả quản lý nhà nước trên các mặt và lĩnh vực hoạt động, nâng cao chất lượng dự báo và quá trình ra quyết định.
Thứ hai, đối với người dân, đô thị thông minh tăng cường sự tương tác giữa chính quyền và nguời dân, tăng cường các tiện ích phục vụ cho người dân.
Thứ ba, với tổ chức doanh nghiệp, đó thị thông minh sẽ kiến tạo môi trường hoạt động minh bạch, đơn giản, thuận tiện để tổ chức, doanh nghiệp hoạt động, thông qua đó tạo ra lợi thế cạnh tranh cho tổ chức, doanh nghiệp so với các khu vực khác và thu hút đầu tư cho thành phố.
" alt=""/>TP.HCM phát động Giải thưởng Công nghệ thông tin